Phần mềm quản lý thiết bị trong nhà máy
Phần mềm quản lý thiết bị được Narime xây dựng và phát triển dựa vào kinh nghiệm thực tế tại nhiều nhà máy khác nhau. Phần mềm đã nâng tầm quản lý của nhà máy lên mức chuyên nghiệp, hiện đại mà đơn giản hơn, hỗ trợ rất nhiều cho các cấp quản lý khác nhau. Nhà máy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí thống kê, quản lý, giảm thất thoát cho thiết bị của mình.
Một ưu điểm của phần mềm do Narime phát triển là khả năng linh hoạt cho từng nhà máy. Tùy theo yêu cầu người sử dụng, phần mềm có thể thay đổi các biểu mẫu, phương thức quản lý thiết bị…
Để thuận tiện cho nhiều cấp xử lý như là các cán bộ phòng bảo dưỡng, kho vật tư, phòng kỹ thuật … phần mềm được thiết kế theo chế độ máy chủ – máy trạm. Máy chủ sẽ đặt tại văn phòng chính, lưu trữ toàn bộ dữ liệu nhà máy. Máy trạm tại các phòng ban và người sử dụng sẽ được cấp tài khoản đăng nhập. Giao tiếp máy chủ – máy trạm qua internet và mạng nội bộ.
Mô tả
Các chức năng chính của phần mềm bao gồm:
1. Quản lý người dùng:
Phần mềm quản lý theo nguyên tắc “Phân quyền truy cấp”:
- Quản lý quá trình đăng nhập và sử dụng của từng người dùng: mỗi cán bộ sử dụng đều được cấp mật khẩu, thời gian và thao tác sử dụng đều được lưu lại
- Quản lý phân quyền người dùng theo từng nhóm: phân quyền sử dụng cho từng phòng ban, cho phép giới hạn quyền truy cập cho từng nhóm
- Phân quyền kho vật tư phụ tùng theo nhóm người sử dụng: mỗi nhóm được quyền truy cập vào một phần hay toàn bộ kho
- Phân quyền chức năng chuyên biệt cho người sử dụng
- Quản lý, chỉnh sửa ngôn ngữ trên giao diện
- Quản lý thông tin về đơn vị
2. Quản lý dữ liệu khởi tạo
Phần mềm cần phải có dữ liệu khở tạo được chẩn bị trong cơ sở dữ liệu trên máy chủ của nhà máy. Trong trường hợp nhà máy chưa có cơ sở dữ liệu, Narime sẽ hỗ trợ nhập dữ liệu cho phần mềm. Các chức năng:
- Quản lý danh mục vật tư phụ tùng: mỗi chủng loại vật tư thiết bị được lưu trữ đầy đủ thông tin bao gồm: mã hiệu, thông số kỹ thuật, xuất xứ, nhà cung cấp, số lượng tồn kho hiện tại …
Quản lý danh mục công việc: quản lý đầy đủ quy trình bảo dưỡng từ phiếu yêu cầu, phiếu giao nhiệm vụ, lĩnh vật tư …
- Quản lý thông số giám sát tình trạng: quản lý tình trạng thiết bị theo dạng cây. Khi cập nhật vào phần mềm, người sử dụng có thể nắm được tình trạng thiết bị đang hoạt động, các giá trị đo về độ rung, nhiệt độ hiển thị theo dạng phổ
- Quản lý nhà cung cấp: cung cấp đầy đủ thông tin của nhà cung cấp thiết bị bao gồm tên nhà cung cấp / địa chỉ / thông tin giao dịch / đánh gái về giá cả, chất lượng hàng hóa, tiến độ cung cấp
3. Quản lý thiết bị
- Quản lý danh sách thiết bị và thông tin chi tiết của từng thiết bị: thông tin kỹ thuật chi tiết cho từng thiết bị, nhà cung cấp, các phụ tùng màu mòn chóng hỏng của thiết bị, lịch sử vận hành, bảo dưỡng thiết bị
- Danh mục phụ tùng đi kèm thiết bị: mã số vật tư, tên phụ tùng, chủng loại phù tùng, thông số kỹ thuật, số lượng, nhà cung cấp, xuất xứ
- Quản lý tài liệu đính kèm thiết bị: bao gồm hình ảnh, bản vẽ, tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, các hồ sơ lịch sử vận hành, bảo dưỡng thiết bị
- Quản lý các quy định về bảo dưỡng định kỳ, giám sát tình trạng thiết bị: các công tác bảo dưỡng như bảo dưỡng sự cố, bảo dưỡng theo định kỳ, bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị
- Phân tích hư hỏng: hiển thị biểu đồ rung động qua đó có thể phân tích các dạng hư hỏng như mất cân bằng, lệch khớp, cong trục …
- Lập các báo cáo liên quan đến thiết bị
4. Quản lý sử dụng
- Quản lý thời gian chạy máy: thông tin chạy máy được cập nhật theo giờ, ngày tháng, tổng thời gian chạy. Đây là nguồn số liệu phục vụ công tác lập kế hoạch bảo dưỡng
- Quản lý thời gian ngừng máy
- Quản lý yêu cầu bảo dưỡng thiết bị
- Tổng hợp, theo dõi tình hình xử lý các yêu cầu bảo dưỡng
5. Quản lý bảo dưỡng
- Quản lý các kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị: lập kế hoạch dựa theo tình trạng thiết bị, thời gian vận hành
- Lập phiếu yêu cầu bảo dưỡng: phiếu yêu cầu sẽ chứa đựng đầy đủ các thông tin để dễ dàng tìm kiếm, theo dõi và thoogns kê tình hình xử lý
6. Quản lý kho vật tư phụ tùng
- Quản lý các hoạt động nhập, xuất kho dụng cụ, vật tư phụ tùng: các hoạt động xuất nhập được lưu trữ, quản lý, sắp xếp và phân loại theo kho, chủng loại vật tư và thời gian thực hiện
- Quản lý hoạt động đề xuất mua vật tư từ các bộ phận liên quan: các hoạt động đề xuất được ghi lại, phân loại và theo dõi đối chiếu với thực tế.
- Quản lý vật tư: vật tư được cấp mã hiệu, vị trí nhằm dễ tìm kiếm, xác định
- Kiểm kê kho: Báo cáo kiểm kê kho được lập tự động